Trẻ biếng ăn là tình trạng khá dễ gặp ở trẻ và cũng là nỗi lo “kinh hoàng” của bố mẹ. Đặc biệt, trẻ mầm non cần có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển tốt nhất trong giai đoạn vàng này. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho bố mẹ hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và cách xây dựng thực đơn mầm non kích thích trẻ ăn ngon hơn và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng đáng lo ngại ở trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn do đâu để xây dựng thực đơn mầm non phù hợp
Việc xác định nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn sẽ giúp bố mẹ điều chỉnh thực đơn mầm non cho con cũng như phối hợp với các trường mầm non Hà Nội để cải thiện tình hình. Trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng có thể kể đến 3 nguyên nhân phổ biến sau:
- Do chế độ ăn uống và dinh dưỡng: nhiều bố mẹ vì muốn con phát triển vượt bậc nên cố gắng dạy trẻ ăn sớm, ép trẻ ăn nhiều hơn mức trẻ cần, xây dựng chế độ ăn không hợp lý, bổ sung quá nhiều chất đạm và chất béo mà bỏ qua chất xơ và vi dưỡng chất khác. Hoặc có thể do cách chế biến thức ăn không phù hợp, quá đơn điệu hoặc quá nhiều dầu mỡ gây ngán. Tất cả những điều này vô hình khiến trẻ cảm thấy sợ việc ăn, cảm thấy thức ăn không có gì hấp dẫn từ đó biếng ăn.
- Do tâm lý: các trường hợp phổ biến như bố mẹ ép con ăn, bị doạ nạt, quát mắng khi ăn khiến trẻ sợ hoặc nuông chiều, cho bé chơi đùa khi ăn, ít quan tâm chăm sóc bữa ăn khiến trẻ không có nhận thức về tầm quan trọng của bữa ăn. Những điều này về lâu dài tạo thành tâm lý biếng ăn ở trẻ.
- Do bệnh lý: một số bệnh lý có thể khiến trẻ biếng ăn như bệnh về răng miệng, viêm phổi, giun sán, bệnh về tiêu hoá, đường ruột cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ không có hứng thú với ăn uống.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn mầm non cho trẻ 3 tuổi biếng ăn
Thực đơn mầm non cho trẻ 3 tuổi biếng ăn tại trường mầm non Hà Nội vẫn xây dựng dựa trên các yêu cầu về dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm và cách chế biến. Cùng với đó, người lớn cần quan tâm trẻ hơn và giúp trẻ xây dựng thói quen ăn uống tốt. Bố mẹ sau khi đã xác định được nguyên nhân có thể tuân thủ các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho con như sau:
Thực đơn mầm non cho trẻ biếng ăn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết và hợp lý
Với trẻ biếng ăn, việc quan trọng khi xây dựng thực đơn mầm non là đảm bảo tăng cường dưỡng chất như vậy dù trẻ có ăn ít hơn vẫn bù đắp được lượng dinh dưỡng cơ thể cần. Bên cạnh 4 nhóm chất chính là tinh bột, đạm, chất béo, chất xơ và vitamin, bố mẹ cần chú trọng tăng cường các nhóm chất như:
- Kẽm: là vi chất ảnh hưởng đến việc tiêu hoá enzyme trong cơ thể – là nguyên nhân chính liên quan đến cảm giác biếng ăn ở trẻ. Để bổ sung chất này, các mẹ có thể lựa chọn thực phẩm như hàu, tôm, sò hay gan lợn, sữa, cá, đậu nành, trứng…
- Vitamin nhóm B: không những có vai trò kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, vitamin nhóm B còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức đề kháng cho con, duy trì trao đổi chất. Không nên bổ sung vitamin B cho con bằng các thực phẩm chức năng vì có thể gây dị ứng, tổn thương gan, thận. Cách bổ sung tốt nhất là thông qua thực phẩm giàu vitamin B như các loại đậu, cá, chuối, hạt hữu cơ, ức gà…
- Kali: giúp ổn định tinh thần và tạo hứng thú trong việc ăn uống ở trẻ. Chúng có nhiều trong chuối, cam, dâu tây, bắp cải, đậu Hà Lan.
- Lysine: có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa đậu nành… có công dụng hiệu quả giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường trao đổi chất, hấp thụ dinh dưỡng.
- Chất xơ: là một nhóm chất mà trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu do trẻ không có hứng thú với các loại rau xanh. Vì vậy bố mẹ cần quan tâm bổ sung chất này vào thực đơn mầm non của con bằng cách đa dạng thực phẩm như bánh mỳ, ngũ cốc, cải bó xôi, chuối, bông cải xanh, táo…việc tăng cường các loại rau củ quả và bổ sung khoáng chất còn tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hoá đường ruột giúp trẻ ăn uống tốt hơn.
Ngoài ra, để trẻ hứng thú với mỗi bữa ăn, các mẹ nên thay đổi cách chế biến bắt mắt và tuỳ theo độ tuổi của trẻ. Ban đầu có thể lựa chọn thực phẩm trẻ yêu thích, sau đó thay đổi dần và đa dạng các loại thực phẩm để con làm quen.
Thực đơn mầm non cho trẻ biếng ăn chia nhỏ các bữa ăn và cần đúng giờ, đều đặn
Trẻ mầm non thường không ăn được nhiều thức ăn trong mỗi bữa nên chế độ ăn trong thực đơn mầm non ở trường mầm non Hà Nội thường chia thành nhiều bữa ăn cho trẻ. Đối với trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng điều này lại càng cần thiết. Vì lúc này trẻ có hệ tiêu hoá kém và ăn rất ít. Để tránh cảm giác căng thẳng, áp lực mỗi bữa ăn, bố mẹ nên chia khẩu phần ăn thành các bữa chính và bữa phụ, mỗi bữa cho trẻ ăn một lượng nhỏ nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ vui chơi và học tập.
Việc này cũng khiến trẻ ăn nhanh hơn, không bị ngán do lượng thức ăn quá nhiều. Để trẻ ăn ngon hơn, bố mẹ cũng không nên cho con ăn vặt trước các bữa ăn. Các bữa ăn phụ có thể bổ sung sữa hạt, sữa chua, các loại ngũ cốc dinh dưỡng hoặc sữa bột hữu cơ chất lượng. Thời gian ăn nên được điều chỉnh hợp lý và cố định để cơ thể con làm quen. Từ đó tạo thói quen ăn uống đều đặn và tự giác.
Cho bé tự ăn – nguyên tắc thực hiện thực đơn mầm non cho trẻ biếng ăn
Tại các trường mầm non Hà Nội, trẻ được hướng dẫn và khuyến khích tự ăn cùng bạn bè để xây dựng thói quen tự lập cũng như có ý thức về bữa ăn. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng trong thực đơn mầm non cho trẻ biếng ăn. Bố mẹ nên cho trẻ cùng ngồi ăn cơm với cả nhà và xây dựng bầu không khí ăn uống vui vẻ. Điều này giúp trẻ cảm nhận được niềm vui của bữa cơm và cũng là cách xây dựng tình yêu gia đình trong tiềm thức của trẻ.
Việc chăm sóc trẻ biếng ăn không hề dễ dàng. Tuy nhiên nếu bố mẹ nỗ lực và kiên trì đồng hành cùng trẻ chắc chắn sẽ gặt được thành công. Sau khi xác định được các nguyên nhân để điều chỉnh theo hướng tích cực, các mẹ cần xây dựng thực đơn mầm non khoa học và tuân thủ các nguyên tắc về thời gian, kỷ luật giúp con có hứng thú với ăn uống và phát triển toàn diện.